Xây dựng website là bước đầu tiên để online hóa công việc kinh doanh, khởi sắc tăng trưởng doanh thu cho bạn. Nhưng để được, phải thiết kế, xây dựng website như thế nào? Sử dụng website WordPress hay thuê code web PHP? Cái nào tốt hơn? Cùng thiết kế web Istar phân tích ngọn nguồn trong bài viết này nhé!
Nên sử dụng WordPress hay ngôn ngữ PHP để xây dựng, thiết kế website
Nếu hiểu cơ bản về website WordPress và PHP, bạn có thể xem trực tiếp phần so sánh giữa 2 nền tảng bên dưới. Nếu, cùng tìm hiểu một chút về 2 nền tảng này nhé!
Thiết kế, xây dựng website WordPress là gì?
WordPress là một nền tảng để xây dựng website.
Nếu bạn hay nghe nói đến WordPress, thì đây là một loại website được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở (mã nguồn mở tức tất cả các lập trình viên có thể xem mã nguồn, có thể tham gia đóng góp sửa chữa những chương trình tiện ích hay cho nền tảng này).
Sau khi đã mua tên miền, hosting cũng như đã cài đặt cPanel (hoặc một phần mềm quản lý khác), bạn có thể tiến hành cài đặt website WordPress.
Sau khi cài đặt, bạn sẽ tiến hành chọn theme, cài đặt giao diện cho mình. WordPress cũng đã cài đặt giao diện thích hợp để bạn có thể viết, đăng bài cũng như chỉnh sửa giao diện, chỉnh sửa cài đặt nội dung.
Nếu bạn chỉ muốn tạo một blog đơn giản, một trang thông tin cơ bản, không muốn mở rộng nó, bạn có thể sử dụng WordPress.
Tuy nhiên, để xây dựng được một website tin tức với nhiều danh mục, nhiều tính năng hiển thị,… hay một website bán hàng với nhiều gian hàng, giỏ hàng, phương thức thanh toán,… sẽ phức tạp hơn và cần đến nhiều thao tác và kỹ năng khác.
Sự thật thú vị: Bạn có biết? WordPress cũng được xây dựng từ ngôn ngữ PHP.
Ưu điểm của website WordPress
- Cài đặt, sử dụng đơn giản: Bạn không cần phải biết code, biết lập trình. Chỉ cần có tên miền, hosting cùng vài thao tác cài đặt đơn giản, bạn đã có thể viết những dòng chữ đầu tiên trên blog của mình.
- Tiết kiệm chi phí: Nếu bạn chỉ muốn tạo một blog nhỏ để chia sẻ ý kiến, quan điểm, câu chuyện của mình hoặc một trang tin tức về một vấn đề nào đó, một website WordPress là vừa túi tiền.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn muốn có một website bán hàng, định hướng phát triển lâu dài thì bạn nên cân nhắc lại lựa chọn này nhé!
- Tính linh hoạt: Với hàng ngàn loại theme khác nhau, phù hợp cho mọi tính cách, gu thẩm mỹ của mỗi người, bạn có thể thay đổi, tùy chỉnh giao diện bất cứ khi nào mình muốn.
Ngoài ra, WordPress còn có kho plugin (tiện ích, giống extension trên Chrome) để hỗ trợ việc xây dựng website dễ dàng hơn. - Website WordPress để SEO có hiệu quả hay không? Công bằng mà nói. Có và không. Vì hiểu nhu cầu SEO của các chủ website, các lập trình viên bao giờ cũng chú ý tạo ra theme, plugin của mình sao cho tương thích nhất với SEO cả. Thế nên, nếu có thêm chút kiến thức về SEO, bạn cứ yên tâm sử dụng website WordPress.
- Giao diện WordPress có làm tăng trải nghiệm người dùng hay không? Điều này cũng còn tùy. Khi xây dựng theme, chắc chắn người thiết kế UX rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi người lại có một cảm nhận khác nhau. Khó có theme, giao diện nào hợp hết với tất cả mọi người.
Điều này cho thấy, việc có một giao diện tốt, tạo ra trải nghiệm tuyệt vời là do kiến thức, kinh nghiệm của người chủ website chứ không phải do web WordPress hay PHP.
Nếu bạn không có nhiều tiền để đầu tư, bạn có thể chọn và chấp nhận những theme, giao diện có sẵn trên WordPress. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thiết kế web, thiết kế trải nghiệm UX theo ý mình, PHP sẽ hợp lý ở quy mô lớn hơn.
Nhược điểm của website WordPress
Nói đi cũng phải nói lại, với muôn vàn ưu điểm, WordPress cũng có không ít khuyết điểm.
- Bạn không thể có thiết kế web theo sự phá cách của riêng mình: Tất nhiên là theme WordPress nào cũng có phần tùy chỉnh. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ dừng lại ở giới hạn nhất định. Bạn không thể thay đổi hoàn toàn website.
- Website có thể bị lỗi vì nhiều lý do nhỏ: Website WordPress đẹp, hoàn chỉnh không chỉ nhờ có theme, mà còn nhờ rất nhiều plugin khác. Tuy nhiên, các plugin không phải lúc nào cũng “chơi thân” với nhau. Nếu bạn cài quá nhiều plugin, sẽ có khả năng các plugin ấy xung đột với nhau tạo ra lỗi.
- Mỗi lần WordPress cập nhật có thể mang đến những sự thay đổi không mong muốn: WordPress luôn được cập nhật để tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi phiên bản plugin chỉ tương thích tốt nhất với một vài phiên bản WordPress tại thời điểm nó được hoàn thành. Việc cập nhật WordPress có thể gây lỗi plugin, dẫn đến website không truy cập được.
- Việc hỗ trợ, sửa lỗi thì không được tức thời: Nếu bạn xài plugin nước ngoài, bạn phải biết chú tiếng Anh để hiểu cách sử dụng cũng như đăng bài nhờ sửa lỗi mỗi khi gặp vấn đề.
- Nếu có đơn vị thiết kế web riêng, việc sửa lỗi sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Về vấn đề bảo mật? Đây cũng là một vấn đề bạn cần lưu tâm. Do WordPress (cũng như các theme và plugin của nó) là mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa các hacker có thể nhìn thấy các đoạn code bên trong, và có thể tìm cách tấn công nếu như đoạn code ấy không bảo mật kỹ càng.
Bạn cũng có 2 lựa chọn. Hoặc là tin tưởng vào các plugin bảo mật của WordPress, hoặc tin tưởng vào đơn vị thiết kế web của mình.
Thiết kế, xây dựng website bằng PHP là gì?
PHP có thể xem như một ngôn ngữ lập trình web. Tuy một trang web là một trang HTML, nhưng bên trong, nó lại chứa ngôn ngữ PHP.
Tương tự như website WordPress, website xây dựng từ ngôn ngữ PHP cũng là một website có đầy đủ tất cả: Từ giao diện, hiển thị,… đến nhiều tính năng khác…
Một lập trình viên xây dựng một website PHP cũng giống như một người thợ xây cất từng viên gạch, thanh sắt cho ngôi công trình tương lai của mình.
Tương quan giữa WordPress và PHP
Nói nôm na, việc lựa chọn WordPress hay PHP để xây dựng website cũng giống bạn lựa chọn theo những ngôi nhà kiểu mẫu, chung chung đã được thiết kế từ lâu, đã được sử dụng cho nhiều người do người kỹ sư giới thiệu… Hoặc bạn cũng có thể tự thiết kế một website như trong mơ, với những tính năng, giao diện như bạn mong muốn,… mô tả nó lại cho người kỹ sư để họ xây nên ngôi nhà như ý bạn.
Bạn đi cắt tóc, bạn chọn kiểu “cắt cho gọn”, “cắt theo khuôn mẫu lần trước” hay “cắt theo kiểu của em như thế này”,… đó là sự lựa chọn của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn đang phân vân, mơ hồ giữa 2 lựa chọn này, hãy cùng xem những phân tích, tổng hợp của Thiết kế web Istar dưới đây để có một cái nhìn tổng quan nhất nhé!
Ưu điểm từ việc thiết kế xây dựng website bằng PHP
- Cộng đồng lập trình viên PHP, nhiều PHP framework: Thế giới hiện tại có khoảng 5 triệu lập trình viên PHP, một cộng đồng khổng lồ sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau. Cùng với đó là nhiều framework PHP giúp việc lập trình diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn như: Laravel, CodeIgniter,…
- Các lập trình viên PHP có thể tối ưu tốc độ tốt cho website của bạn: Khi sử dụng website WordPress, việc cài đặt quá nhiều plugin có thể trở thành ác mộng. Website của bạn có thể trở nên cực kỳ ì ạch.
Tuy nhiên, đối với website PHP, các lập trình viên sẽ có cách tối ưu giúp mọi thứ diễn ra trơn tru và nhanh hơn rất nhiều.
Tương thích tốt với các ngôn ngữ cơ sở dữ liệu (database): Ở góc độ lập trình, ngôn ngữ PHP tương thích tốt với các ngôn ngữ cơ sở dữ liệu.
Nhược điểm từ việc thiết kế xây dựng website bằng PHP
- Việc thiết kế, xây dựng website trên PHP framework dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên đòi hỏi lập trình viên đầu tư thêm thời gian để học thêm về những thư viện này.
- Việc sử dụng PHP framework không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Một số framework có rất ít cộng đồng tham gia. Nếu có lỗi phát sinh, việc tìm người hỗ trợ sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
So sánh website WordPress và PHP? Khi nào nên chọn WordPress? Khi nào nên chọn PHP?
WordPress hay PHP, mỗi phương án đều có những ưu khuyết khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, quy mô website, tầm nhìn cho tương lai mà chúng ta đưa ra những lựa chọn cho riêng mình.
Tuy nhiên, có những nguyên tắc bất biến sau: Sẽ không có phương án 3 tích hợp cả ưu điểm của cả 2 cái ban đầu. Nếu có, số nhược điểm cũng sẽ tăng lên gấp bội, bằng số nhược điểm của hai phương án cộng lại.
Những lý do bạn nên chọn WordPress?
- Dễ làm, nhanh có kết quả: Chỉ cần mua tên miền, cài host, cài WordPress, chỉnh chỉnh một chút là bạn đã có một Blog rồi.
Có rất nhiều responsive theme (theme tương thích với mọi thiết bị, mọi khung hình: máy bàn, laptop, điện thoại, máy tính bảng,…) - Giao diện quản trị, dashboard, dễ sử dụng.
- Có nhiều SEO plugins hỗ trợ cho nếu như bạn chưa biết gì về SEO. Phổ biến có: Yoast SEO, Rank Math,…
- Có nhiều plugin hỗ trợ tối ưu tốc độ website, tối ưu các chỉ số core web vitals. Ví dụ: W3 Total Cache. Tuy nhiên, bạn nên backup trước khi cài đặt phòng trường hợp website bị lỗi.
- Với hằng hà sa số các loại theme, bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện cho blog, website nếu thấy thích.
- Cộng đồng sử dụng rộng lớn, nhiều hướng dẫn: Với nhu cầu sử dụng lớn, các diễn đàn, các trang hướng dẫn sử dụng WordPress sinh sôi, nảy nở rất nhiều và luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng mỗi khi đặt câu hỏi.
Vậy, trường hợp nào sẽ sử dụng website PHP?
- Website được đầu tư tiền bạc để thiết kế, xây dựng bài bản: Việc thiết kế, xây dựng website WordPress đôi lúc tốn tiền, tốn thời gian. Nhưng tiền nào của nấy. Bạn đầu tư tiền, bạn nhận lại được chất lượng tốt hơn.
- Bạn muốn toàn quyền chỉnh sửa, tối ưu Google, tùy chỉnh mọi ngóc ngách trong website: Vì là người lập trình hoặc thuê lập trình ra website, bạn có thể tùy chỉnh hầu như 100% mọi thứ trên website của mình. Trong khi đó, đối với các theme và plugin miễn phí WordPress, bạn phải gửi yêu cầu, phải năn nỉ ỉ ôi,… Nếu thấy phù hợp, họ mới sửa (fix lỗi).
- Chúng ta có thể thiết kế, tùy chỉnh giao diện hoàn toàn theo ý của mình: Đối với web WordPress, tất cả các theme đều đã được thiết kế theo khuôn mẫu định sẵn. Chúng ta có thể tùy chỉnh nhưng không nhiều và khó uyển chuyển theo mong muốn riêng được.
- Bạn không phải lo về việc update như khi dùng WordPress: Khi sử dụng WordPress, việc cập nhật, update, phiên bản mới có thể gây ra một số lỗi, một số sai lệch không mong muốn trong quá trình sử dụng. Đôi khi là lỗi lớn làm tê liệt website.
- Bạn sẽ tránh được cảnh “xung đột plugin” khi sử dụng WordPress: Việc sử dụng quá nhiều plugin hoặc nhiều plugin na ná nhau có thể dẫn đến việc xung đột, gây lỗi cho website. Với website PHP, vì chỉ có một hoặc một đội lập trình xuyên suốt quá trình xây dựng &thiết kế, điều này được hạn chế tối đa khi sử dụng website WordPress.
- Trong nhiều trường hợp, website PHP sẽ bảo mật hơn website WordPress. Tuy mức độ bảo mật còn tùy thuộc vào kỹ năng của người lập trình viên, thế nhưng việc source code của website PHP khác nhiều so với WordPress cũng khiến web cứng cáp hơn rất nhiều rồi.
Kết luận nên chọn website WordPress hay website code PHP?
Về cơ bản, cả website WordPress lẫn website PHP đều được viết từ ngôn ngữ PHP. Tuy nhiên, website WordPress phù hợp để xây dựng blog, trang tin tức chuyên môn, cửa hàng nhỏ, tài chính vừa phải.
Trong khi đó, website PHP với sự đầu tư bài bản phù hợp cho doanh nghiệp, trang tin tức tổng hợp, cửa hàng lớn,… đòi hỏi nhiều chức năng chuyên dụng cũng như bảo mật cao và đặc biệt là không phụ thuộc quá nhiều vào theme và plugin của WordPress.